Cách chọn mua LAPTOP để chơi game online dựa trên cấu hình

Laptop chơi game yêu cầu cấu hình cao hơn so với những dòng laptop khác, lựa chọn sai sẽ dẫn đến tình trang giật, lag khi chơi game. Sau đây là những lưu ý cần thiết về cấu hình trước khi bạn muốn lựa chọn một chiếc máy để phục vụ cho nhu cầu chơi game.

laptop chơi game

Cấu hình đề nghị của game:

Để biết laptop mình đang lựa chọn có thể chơi được game nào trước hết chúng ta cần tìm hiểu về cấu hình đề nghị của game mình đang chơi.

Cấu hình đề nghị là cấu hình thấp nhất để có thể chơi được game ổn định, thường được công bố trên trang chủ của game. Một số ví dụ về bảng cấu hình đề nghị của những game phổ biến hiện giờ.

Liên Minh Huyền Thoại

Cấu hình LAPTOP để chơi GAME

Fifa online 3

Cấu hình laptop cũ để chơi Game

 

Cửu âm chân kinh

laptop chơi game

Sau khi có được cấu hình đề nghị của từ game cụ thể, bước tiếp theo chúng ta sẽ so sánh hiệu năng của máy dựa trên cấu hình đề nghị.

1 Card đồ hoạ (card màn hình)

Card đồ họa laptop cũ để chơi Game

Card đồ hoạ là yếu tố quan trọng nhất với laptop chơi game online, thường đòi hỏi card màn hình có hiệu năng rất cao, nhưng thông số kĩ thuật về card đồ hoạ không cung cấp đầy đủ thông tin, làm lựa chọn sai máy.

Mẹo chọn nhanh card đồ hoạ: nên chọn máy có card đồ hoạ rời đến từ 2 hãng sản xuất lớn là NVIDIA và AMD, card đồ hoạ tích hợp đến từ Intel thường sẽ không cung cấp đủ hiệu năng cần thiết để những game yêu cầu đồ hoạ cao.

Khi có tên của card đồ hoạ trên máy laptop, chúng ta so sánh điểm số hiệu năng trên card đồ họa của laptop với cấu hình đề nghị của game. Nếu điểm số trên laptop lớn hơn tức là card có khả năng chơi được game. Xem thêm về cách tính điểm số hoặc tra cứu điểm số card đồ hoạ trên laptop tại đây.

2 Vi xử lý (CPU)

CPU laptop cũ để chơi Game

Vi xử lý cũng góp phần không nhỏ nâng cao tốc độ xử lý và chạy các ứng dụng yêu cầu cấu hình cao, sẽ là không thừa nếu chọn CPU có tốc độ tốt nhằm mang lại sự mượt mà và ổn định cho hệ thống.

Trên vi xử lý sẽ có 2 thông số chính bao gồm số nhân, và tốc độ. Số nhân và tốc độ càng cao thì hiệu năng càng cao. Để lựa chọn chúng ta sẽ so sánh CPU trên cấu hình đề nghị và CPU của máy.

Ví dụ: Cấu hình đề nghị của Liên Minh Huyền Thoại cần vi xử lý 2 nhân tốc độ 2.4 Ghz, so với thông số trên máy của mình lựa chọn là i5 5200U 2 nhân tốc độ lên đến 2.7Ghz. Rõ ràng là vi xử lý của mình đã có đủ hiệu năng đáp ứng cho cấu hình đề nghị của game.

Ngoài ra bạn cũng có thể xem qua cách xem cấu hình CPU/ cách phân biệt CPU ở dưới đây.

Core i3, Core i5 và Core i7 có gì khác nhau? Những yếu tố gì cần quan tâm nếu lựa chọn CPU dựa vào chỉ số Intel Core i?

Hầu hết các dòng CPU Intel mà bạn nhìn thấy trên laptop có giá hơn 400 USD trở nên. Những con số này cũng tương ứng với giá trị, tốc độ và hiệu năng xử lý tịnh tiến. Điều đó có nghĩa rằng, Core i3 là phiên bản thấp nhất và Core i7 là phiên bản cao nhất. Tuy vậy, đa số người dùng thường chỉ cần phiên bản Core i5 là đủ đề đáp ứng các nhu cầu học tập, giải trí, công việc hay thậm chí chơi game, làm đồ họa chuyên sâu.

+ Core i3: thường là CPU lõi kép, kiến trúc 64-bit, tập chỉ thị x86 dành cho laptop và desktop giá rẻ. Không tích hợp Turbo Boost.

+ Core i5: là CPU lõi kép hoặc lõi tứ, kiến trúc 64-bit, tập chỉ thị x86 dành cho laptop và desktop tầm trung. Có tích hợp Turbo Boost tùy phiên bản

+ Core i7: là CPU lõi tứ hoặc tối đa 8 lõi, kiến trúc 64-bit, tập chỉ thị x86 dành cho laptop và desktop cao cấp. Có tích hợp Turbo Boost.

- Cores: Số lõi xử lý của một CPU. Thông thường CPU của nhiều dòng laptop hiện nay có 2 lõi (dual core), tuy nhiên trên một số mẫu laptop cao cấp, số lõi có thể là bốn (quad core) để đáp ứng nhu cầu xử lý công việc đa tác vụ.

- Hyper-Threading: Công nghệ siêu phân luồng có tác dụng quan trọng trong việc tạo ra các lõi xử lý ảo, cho phép tạo ra hai luồng xử lý trên mỗi nhân, giúp nâng cao hiệu suất xử lý với những phần mềm nặng.

- Clock Speed: Tốc độ xử lý của CPU. Thông số này được tính bằng GHz và là số vòng đồng hồ (phép tính) mà CPU có thể xử lý được trên mỗi giây. Thông số này càng cao càng tốt tuy nhiên không phải là yếu tố chính quyết định tốc độ xử lý tổng thể của CPU.

- Turbo Boost: Là công nghệ nâng hiệu suất xử lý của CPU để nhanh chóng hoàn thành một nhiệm vụ nhất định bằng cách điều chỉnh xung nhịp của mỗi nhân độc lập sao cho phù hợp với nhu cầu xử lý. Cũng bởi vậy trên nhiều dòng máy, Clock Speed tuy được cho biết cố định nhưng hoàn toàn có thể đẩy cao hơn thế nhờ công nghệ Turbo Boost.

Thông thường trên dòng Intel Core i5 và Core i7 sẽ trang bị Turbo Boost, trong khi Core i3 không hỗ trợ.

- Cache: Là bộ nhớ đệm của CPU, là trung gian giữa CPU và RAM, và là nơi lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU cần xử lý. Cache cũng là nơi lưu trữ những thông tin thường xuyên được sử dụng, nhờ đó việc sử dụng bộ nhớ cache giúp tiết giảm thời gian các thao tác lặp lại. Bộ nhớ cache của CPU hiện nay rơi vào khoảng 1 - 4MB. Bộ nhớ cache càng lớn thì tốc độ xử lý càng nhanh, giảm thời gian chờ đợi.

- TDP: Là chỉ số lượng điện năng tiêu thụ và được tính bằng số Watt (W) mà CPU sử dụng. Số watt càng lớn có nghĩa hiệu suất tốt nhưng nhiệt độ sẽ cao và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

Thế hệ CPU có tác động đến quyết định lựa chọn CPU của bạn?

Trung bình từ 12-18 tháng, Intel thường cho ra mắt một thế hệ CPU mới, được cải thiện về tốc độ xử lý và khả năng tiết kiệm điện,…Đáng tiếc không phải lúc nào các dòng sản phẩm CPU cũng chạy theo kịp. Hiện nay chỉ có một số dòng Intel U-series và Y-series đang chạy thế hệ thứ 7 (Kaby Lake), trong khi đó, một số dòng CPU hiệu suất cao dành cho doanh nhân mới chỉ đang ở thế hệ thứ 6 (Skylake).

Mỗi 2 hoặc 3 thế hệ CPU liên tiếp, Intel sẽ bắt đầu quá trình cải tiến CPU bằng việc thu nhỏ các bóng bán dẫn nhằm giúp gia tăng hiệu suất xử lý nhưng vẫn duy trì được một mức tiêu thụ điện năng không đổi. Intel đang áp dụng chiến lược phát triển CPU theo chu kỳ "tick-tock" cách quãng 2 năm. Theo đó, pha "tick" sẽ được ứng dụng để nâng cấp tiến trình t

3 RAM

RAM laptop cũ để chơi Game

RAM là thành phần hỗ trợ cho máy chạy được nhiều ứng dụng cùng một lúc, dung lượng RAM nhiều thì máy chạy nhiều ứng dụng sẽ không bị giật lag hoặc đứng máy.

Ở RAM chỉ có 1 thông số quan trọng là dung lượng, Với những game hiện nay thì dung lượng 4 GB là vừa đủ, 8 GB là khá dư dả.

Nếu máy của bạn đang có RAM 1GB/ hoặc 2 GB bên cũng nên tham khảo thêm cách nâng cấp cho chiêc laptop của bạn.

Với đa số người dùng thì việc nâng cấp RAM thường sẽ là sự lựa chọn đơn giản, phù hợp và hợp lý về mặt kinh tế đối với họ. Những người sử dụng máy tính thông thường thì không quan tâm lắm đến khả năng tản nhiệt và hiệu suất làm việc của RAM, nhưng với những người am hiểu máy tính hơn hoặc những tín đồ công nghệ, hoặc game thủ thì việc trang bị cho mình những thanh RAM đòi hỏi có độ bền cao, khả năng tản nhiệt tốt bên cạnh khả năng làm mát của hệ thống để có thể nâng cao khả năng chạy ổn định.

Những loại CPU đời mới hỗ trợ rất tốt chạy kênh đôi RAM. Hiệu suất làm việc, thời gian di chuyển dữ liệu cũng như tốc độ làm việc của hệ thống cũng tăng lên đáng kể khi máy tính của bạn chạy với hai thanh RAM. Nếu cần hiệu năng cao, tính ổn định, các nhà sản xuất RAM cũng có sẵn những bộ kit hai thanh (dual channel). Đây là những cặp RAM đồng nhất về chất lượng, cùng số lượng chip nhớ, thông số kỹ thuật được tối ưu nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trong thời gian dài.

Một số lưu ý khi nâng cấp RAM

- Tháo lắp linh kiện laptop nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm mất mát các ốc vít.

- Kiểm tra kỹ trước khi tháo các tấm chắn nhựa vì nếu vẫn còn ốc mà bạn cố mở sẽ làm gãy các tấm chắn.

- Hầu hết các máy tính laptop đều được nhà sản xuất, bán lẻ dán tem bảo hành lên vị trí các con ốc. Nếu máy tính vẫn còn trong thời hạn bảo hành, tốt nhất bạn nên liên hệ nơi bán để được hỗ trợ nâng cấp.

- Khử tĩnh điện trước khi đụng đến phần cứng, tránh chạm tay vào các chip trên RAM.

- Kiểm tra hệ điều hành 32-bit hay 64-bit trước khi quyết định nâng cấp.

4 Màn hình

Màn hình chơi Game - leminhSTORE chuyên LAPTOP Gaming Đà Nẵng

 

Tuy không có trong bảng cấu hình, kích thước màn hình có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm dành cho tựa game mà bạn yêu thích. Chơi game trên màn hình nhỏ dĩ nhiên sẽ không “đã” như trên màn hình lớn. Đồng thời độ phân giải thấp sẽ làm hình ảnh bị mờ không rõ nét.

Đối với màn hình chỉ cần chọn máy có màn hình 14 inch và độ phân giải từ HD (1280x720)  trở lên.

Kết luận

Phía trên là những thông số kĩ thuật quan trọng nhất để nhận biết một chiếc laptop có phù hợp để chơi game online hay không. Hi vọng là qua bài phân tích trên các bạn sẽ chọn được cho mình một sản phẩm laptop vừa túi tiền và đáp ứng được đúng nhu cầu của mình.